Trung Quốc, với lịch sử hàng ngàn năm, không chỉ nổi tiếng với những công trình kiến trúc vĩ đại mà còn với những cây cầu cổ kính, mang đậm dấu ấn lịch sử. Trong số đó, Tứ Đại Cổ Kiều là bốn cây cầu nổi tiếng nhất, được xem là biểu tượng của sự khéo léo và tinh hoa kiến trúc cổ đại Trung Hoa. Hãy cùng AdenZ Travel tìm hiểu về bốn cây cầu nổi ấy qua bài viết dưới đây nhé
Cầu Triệu Châu
Nằm bên dòng sông Hào Hà, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, Cầu Triệu Châu như một dải lụa mềm mại vắt ngang đôi bờ, mang theo dấu ấn lịch sử và văn hóa lâu đời, níu chân du khách bởi vẻ đẹp cổ kính và kiên cố.
Được xây dựng từ năm 595 đến năm 605 dưới triều đại nhà Tùy, Cầu Triệu Châu, hay còn gọi là cầu An Tế, là một trong "Tứ đại cổ kiều" - bốn cây cầu cổ nổi tiếng nhất Trung Quốc. Trải qua hơn 1400 năm lịch sử, cây cầu vẫn sừng sững hiên ngang, minh chứng cho tài năng kiến trúc phi thường của người xưa.
Điểm đặc biệt khiến Cầu Triệu Châu trở nên độc đáo chính là thiết kế vòm đá uốn cong, dài 51m, nhịp cầu chính rộng 37m, cao 7,3m. Tám vòm cuốn bằng đá thanh mảnh được liên kết với nhau bằng những "chìa khóa đá" tinh xảo, tạo nên kết cấu vững chãi, kiên cố, đủ sức chống chọi với dòng nước cuồn cuộn của sông Hào Hà hung dữ.
Đến với Cầu Triệu Châu, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng một kiệt tác kiến trúc, mà còn có cơ hội tìm hiểu về lịch sử và văn hóa Trung Hoa. Cây cầu này là minh chứng cho trí tuệ và sự sáng tạo phi thường của cố nhân, đồng thời là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết và ý chí kiên cường của dân tộc Trung Hoa.
Cầu Lạc Dương
Cầu Lạc Dương, nằm ở thành phố Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, là cây cầu bắc qua sông Lạc Dương cổ nhất ở Trung Quốc. Được xây dựng vào thời nhà Tống (960 - 1279), cây cầu có chiều dài 874 mét và rộng 7 mét. Cầu Lạc Dương được khởi công xây dựng vào năm 1053 và hoàn thành vào năm 1059. Đây được xem là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của thời kỳ này, với thiết kế vững chắc và khả năng chịu lực tuyệt vời. Cầu được xây dựng hoàn toàn bằng đá, với các khối đá lớn được ghép lại một cách khéo léo, tạo nên một cấu trúc bền vững quan hàng thế kỷ.
Không chỉ là một công trình kiến trúc ấn tượng, Cầu Lạc Dương còn là một điểm đến du lịch hấp dẫn. Du khách đến đây không chỉ để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cây cầu mà còn để tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của vùng đất Phúc Kiến.
Cầu Lư Câu
Cầu Lư Câu, còn được gọi là Cầu Marco Polo, là một cây cầu vòm được xây bằng đá granite vào cuối thế kỷ 12. Cây cầu được xây dựng vào năm 1189 và hoàn thành vào năm 1192. Cầu bắc qua sông Vĩnh Định, thuộc địa phận quận Phong Đài, thành phố Bắc Kinh, với chiều dài 266,5 mét và rộng 9,3 mét. Ở bên hai thành cầu có khoảng 482 đến 486 tượng sư tử được làm bằng đá với những tư thế và hình dáng khác nhau nhằm phản ánh nét đặc trưng nghệ thuật khác nhau của các triều đại trong lịch sử.
Cầu Lư Câu không chỉ là một cây cầu đơn giản mà còn là một phần không thể thiếu trong bức tranh văn hóa và lịch sử của Trung Quốc. Nếu có dịp du lịch Bắc Kinh, hãy dành thời gian đến tham quan cầu Lư Câu để cảm nhận vẻ đẹp cổ kính và giá trị lịch sử của nơi đây.
Cầu Quảng Tế
Tọa lạc tại thành phố Triều Châu, cầu Quảng Tế hay còn gọi là cầu Tương Tử là một trong “Tứ đại cổ kiều” nổi tiếng nhất Trung Quốc. Cây cầu được xây dựng vào thời nhà Tống (960 - 1279), cây cầu bắc qua sông Hàn, nối liền hai bờ của thành phố Triều Châu. Cây cầu còn được biết đến là cây cầu phao đầu tiên trên thế giới với thiết kế có thể đóng và mở. Cây cầu được xây dựng vào năm 1171 và hoàn thành vào năm 1174. Chiều dài cầu gần 520 mét và với 24 trụ đá chính. Nguyên thủy cây cầu gồm 86 chiếc thuyền lớn nâng đỡ chiếc cầu. Nhưng đến ngày này, cây cầu chỉ còn đến phần giữa được nâng đỡ bằng 18 chiếc thuyền.
Đến với cầu Quảng Tế, du khách sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc có một không hai của cây cầu này, có thêm cơ hội tìm hiểu thêm về lịch sử của Triều Châu. Cây cầu là một trong những minh chứng lịch sử chứng minh cho sự thông thái của người xưa.
Tứ Đại Cổ Kiều không chỉ là những công trình kiến trúc vĩ đại mà còn là biểu tượng của sự khéo léo và tinh hoa văn hóa Trung Hoa. Những cây cầu này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong giao thông mà còn là những di sản văn hóa quý giá, thu hút sự quan tâm của nhiều du khách và nhà nghiên cứu trên khắp thế giới.